Người tiêu dùng Việt Nam tích cực đón nhận thanh toán kỹ thuật số

03/21/2019

Theo công ty Visa, chi tiêu cho ngành thương mại điện tử tại Việt Nam tăng 40% trong năm vừa qua

 

Người tiêu dùng Việt Nam tích cực đón nhận thanh toán kỹ thuật số bởi tính tiện lợi và tốc độ thanh toán nhanh chóng, khi thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được sử dụng thường xuyên hơn trong cả giao dịch trực tiếp tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến. Số liệu được công bố bởi Visa – công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới.

Số liệu về sự gia tăng tần suất sử dụng thẻ Visa từ năm 2017 đến 2018 thể hiện xu hướng tăng trưởng tích cực của các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Tổng giá trị giao dịch được thực hiện bởi người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa tăng 37%, trong khi đó số lượng giao dịch tăng 25%. Thương mại điện tử nói riêng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch lên đến 40%1.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và toàn cầu hóa, ngành kinh doanh và thương mại sẽ có nhu cầu tiếp cận với các hình thức thanh toán nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các số liệu gần đây từ mạng lưới của chúng tôi cho thấy rõ thanh toán kỹ thuật số hiện đang là một phần trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam, như khi họ mua sắm từ nhà bán lẻ trực tuyến ở một đất nước khác hoặc đơn giản là thanh toán nhu yếu phẩm tại siêu thị.”

Dữ liệu này cũng tương đồng với kết quả Khảo sát về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện năm 2018, thể hiện vai trò của phương thức thanh toán kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam2.

Khảo sát nghiên cứu chi tiết ý kiến của người tiêu dùng đối với các hình thức thanh toán khác nhau và kết quả cho thấy người Việt Nam mang tiền mặt ít hơn và một nửa số người được khảo sát sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ và di động ít nhất hai đến ba lần một tuần. 73% số người được khảo sát trả lời rằng họ đang sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, tăng 59% so với năm trước, trong khi đó 82% người tiêu dùng đã thực hiện giao dịch trên điện thoại di động.

Nghiên cứu cũng ghi nhận thói quen sử dụng các công nghệ thanh toán mới đang trở nên phổ biến, với 44% số người được khảo sát cho biết họ đang sử dụng hình thức thanh toán qua các ứng dụng, trong khi đó, có 32% đang sử dụng các công nghệ thanh toán không tiếp xúc, cho phép người tiêu dùng chỉ cần chạm thẻ vào thiết bị thanh toán. Ngoài ra, có 19% đã sử dụng hình thức thanh toán bằng mã QR khi người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại quét mã giao dịch để chuyển tiền vào tài khoản của người bán.

Bà Dung nói thêm: “Mặc dù thanh toán kỹ thuật số vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, vẫn có thể nhận thấy một điều rằng người tiêu dùng đang tích cực ứng dụng các công nghệ thanh toán mới, mở ra kỷ nguyên cho các công nghệ này nói riêng, cũng như ngành thanh toán kỹ thuật số nói chung.”

 

 

1 Số liệu VisaNet tháng 1 – tháng 12 năm 2017 và tháng 1 – tháng 12 năm 2018.
2 Báo cáo Thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa do Intuit Research đại diện triển khai trên 4.000 người tiêu dùng tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Cambodia vào tháng 8/2018.

 

Về Visa

Visa Inc. (NYSE: V) là công ty công nghệ thanh toán toàn cầu, kết nối người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nền kinh tế thông qua phương thức thanh toán điện tử hiện đại, an toàn và đáng tin cậy. Chúng tôi vận hành mạng lưới xử lý tiên tiến - VisaNet - cung cấp các giao dịch thanh toán an toàn và đáng tin cậy với khả năng xử lý hơn 65.000 tin nhắn giao dịch trong một giây. Sáng kiến không ngừng của Visa thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử trên các thiết bị và hướng đến tương lai không dùng tiền mặt cho tất cả mọi người và ở mọi nơi. Với xu thế dịch chuyển từ analog sang kỹ thuật số, Visa đã phát triển thương hiệu, danh mục sản phẩm, nhân lực, mạng lưới và phạm vi hoạt động để định hình tương lai của ngành thương mại. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập About Visavisa.com/blog và @VisaNews.