Nếu chương trình của bạn được tài trợ bởi một bên đã được cấp giấy phép khách hàng Visa, bạn có thể tiếp cận mạng lưới và hệ thống của Visa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó chương trình của bạn sẽ bắt đầu phân phối được trên các tài khoản Visa.
Dưới đây là một vài thông tin quan trọng để cân nhắc việc hợp tác. Trước tiên, nhà bảo trợ chương trình là một khách hàng của Visa vừa có được quyền và giấy phép phát hành tài khoản, thu nhận giao dịch ở một hoặc nhiều thị trường với nhiệm vụ đưa mạng lưới VISA gần gũi hơn và có nghĩa vụ tất toán giao dịch, tuân thủ theo những quy định khác. Nhà bảo trợ chương trình cũng chịu trách nhiệm nộp, phê duyệt và tuân thủ mọi chương trình khác của mình thông qua mạng lưới Visa.
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một nhà bảo trợ chương trình có thể bao gồm các tổ chức phi tài chính đang thực hiện bảo trợ chương trình với đối tác đang cư trú tại quốc gia đó. Ví dụ, một đối tác muốn phân phối tài khoản Visa ở Singapore sẽ phải có một Nhà bảo trợ cư trú tại Singapore để đảm bảo Nhà bảo trợ này đáp ứng được yêu cầu từ quy định địa phương.
Bảo trợ Chương trình hướng tới các tổ chức có mong muốn quản lý chương trình thẻ của riêng mình nhưng không có nhu cầu sở hữu giấy phép khách hàng đầy đủ của Visa.
Hãy xác định nhà tài trợ chương trình phù hợp nhất để bổ sung và hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh của bạn bằng cách tiếp cận chủ động với những cân nhắc sau đây:
- Mục tiêu chiến lược của tổ chức này có phù hợp với mục tiêu của bạn hay không?
- Nhu cầu hoạt động của chương trình bạn tham gia có thể được đáp ứng qua khả năng vận hành và kĩ thuật hiện có hay không?
- Ưu tiên kinh doanh của bạn có nhận được lợi ích từ các mối quan hệ của nhà bảo trợ hay không?
- Phát triển mối quan hệ thương mại có dễ dàng hay không? Điểm thuận lợi của nó là gì?
- Các nhà bảo trợ có hồ sơ theo dõi phù hợp không?
Hãy liên lạc với Visa để tìm hiểu thêm về Bảo trợ chương trình,